19 thủ thuật hữu hiệu cho hàm IF lồng nhau (Phần 2)

Nội dung được viết bởi G-LEARNING

Tiếp theo bài viết về 19 tips hữu hiệu cho hàm IF lồng nhauGitiho.com sẽ giới thiệu tới các bạn các tips còn lại trong phần 2 sau đây:

Sử dụng các công thức khác thay thế IF lồng nhau

AND hoặc OR thay thế IF lồng nhau

Khi bạn thêm những hàm IF lồng nhau, công thức sẽ trở nên rất phức tạp và dài dòng. Một trong những cách tránh điều đó, đó là sử dụng hàm AND hoặc OR thay thế và mở rộng cho logic của IF.

Ví dụ:

Các ứng dụng với bảo mật 2 lớp sẽ kiểm tra đồng thời cả 2 điều kiện, chỉ khi thỏa mãn mới hiển thị “đăng nhập thành công”

AND hoặc OR thay thế IF lồng nhau

Thay vì sử dụng IF, ta có thể dùng AND để diễn giải logic như sau:

=IF(AND(A2=1,B2=1),”đăng nhập thành công”,”đăng nhập thất bại”)

Mở rộng hơn, ta có thể sử dụng hàm OR để mở rộng điều kiện: có thể đăng nhập không cần mật khẩu, chỉ cần mã đăng nhập = 1

Công thức ta sử dụng sẽ là:

=IF(AND(OR(A2=1,A2=0),B2=1),”đăng nhập thành công”,”đăng nhập thất bại”)

Thay thế hàm IF lồng nhau bằng VLOOKUP

Khi hàm IF được sử dụng để tham chiếu, ta có thể thay thế bằng VLOOKUP

Thay thế hàm IF lồng nhau bằng VLOOKUP

Từ bảng trên, ta có thể thay thế thành:

Thay thế hàm IF lồng nhau bằng VLOOKUP 2

Đọc thêm về hàm VLOOKUP tại ĐÂY

Sử dụng CHOOSE

Tương tự VLOOKUP, trong một số trường hợp ta có thể thay thế IF lồng nhau bằng hàm CHOOSE.

Trường hợp chọn ngày trong tuần, ta sẽ sử dụng hàm CHOOSE thay thế IF như sau:

Sử dụng CHOOSE

Hàm IF lồng nhau

19 thủ thuật hữu hiệu cho hàm IF lồng nhau (Phần 2)

Và hàm CHOOSE

Dùng hàm nào ngắn hơn, bạn cũng thấy rồi đấy.

Sử dụng IFS thay cho IF

Nếu bạn sử dụng Excel 2016 hoặc 365, hãy dùng IFS. Đây là một công thức mới được bổ sung vào giúp cho việc đọc công thức trong Excel dễ dàng hơn nhiều.

Sử dụng IFS thay cho IF

Vẫn đúng, và quan trọng là: Chỉ một lần mở đóng ngoặc tổng.

Sử dụng MIN MAX thay cho IF lồng nhau

Trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng MINMAX để thay thể cho hàm IF, hoặc IF lồng nhau. Đó là những trường hợp như so sánh doanh số, điều kiện số lượng…

Bẫy lỗi bằng IFERROR

Từ Excel 2007, thay vì kết hợp IF với ISERROR để trả về kết quả nếu xảy ra lỗi, giờ ta đã có IFERROR. Công thức này cho phép trả về kết quả nếu xảy ra rỗi:

=IFERROR(công thức, kết quả trả về nếu lỗi)

Sử dụng logic boolen – thuật toán TRUE/FALSE

Đôi khi bạn có thể tránh việc sử dụng IF lồng nhau bằng cách sử dụng giá trị TRUE/FALSE thay thế. Excel quy định TRUE là 1, và FALSE là 0. Ví dụ:

Sử dụng logic boolen - thuật toán TRUE/FALSE

Hàm IF lồng nhau

19 thủ thuật hữu hiệu cho hàm IF lồng nhau (Phần 2)

Tuy vậy, không thể phủ nhận được vai trò của hàm IF lồng nhau trong công việc bởi tính đơn giản, tiện dụng cũng như dễ dàng theo dõi hay chỉnh sửa của nó.

Chúc các bạn học tốt.

Đánh giá bài viết này

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông